Vải jean là gì? Tất tần tật những thông tin cần biết về vải jean
Các sản phẩm từ vải jeans rất phổ biến cho mọi lứa tuổi. Hãy cùng MAY10 tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu hơn về đặc điểm, ứng dụng của chất vải jeans này nhé.
Khái niệm vải jeans là gì?
Vải jeans hay còn có tên gọi khác là vải bò, lại vải này được dệt từ hai sợi xanh chàm, 1 sợi là bông thỏ và sợi còn lại là Cotton Duck. Các sản phẩm từ vải jeans mang đến sự trẻ trung, năng động cho người mặc. Dù phải jeans đã xuất rất lâu, nhưng nó vẫn luôn là chất liệu được yêu thích trong ngành may mặc, tạo ra được nhiều thiết kế hottrend.
Các sản phẩm được sản xuất từ vải jeans vô cùng đa dạng, ví dụ như là quần jeans, áo sơ mi, quần sooc, áo khoác, giày, mũ,... Bởi tính chất đặc biệt của vải jeans nên nó hầu như không được dùng để may áo đồng phục hoặc là các trang phục sự kiện quan trọng. Bên cạnh đó, vải jeans cũng thường được sử dụng để trang trí nội thất như là bọc ghế sofa, rèm cửa, gối, thảm,...
Quy trình sản xuất ra vải jeans
Để sản xuất ra vải jeans, nó cần trải qua một số công đoạn như sau.
Trồng bông
Để sản xuất được vải jeans, điều đầu tiên cần làm chính là bắt đầu trồng cây bông. Loài cây sở hữu một lớp sợi dày bao quanh những hạt nhỏ màu đen của nó. Tất cả những sợi bông này có thể được thu thập và sau đó tách ra khỏi hạt để mang đi làm vải.
Chế biến thành sợi
Các sợi bông sẽ được làm sạch và chải kỹ để có thể tạo thành những sợi dây dài và thật mảnh. Bằng máy công nghiệp chúng sẽ được kéo thành sợi. Ở trong quá trình này cần phải dùng nhiều loại thuốc giặt, nhuộm hoặc là xử lý để thay đổi các thuộc tính của thành phần jeans.
Sản xuất cuối cùng
Sau khi mà các sợi bông đã được sản xuất và nhuộm, vải sẽ được dệt thành phong cách jeans mặt dọc mang tính biểu tượng. Thường thì vải này sẽ được sản xuất dưới dạng bu lông có thể được mua tại bãi và định hình thành những sản phẩm tiêu dùng hoàn chỉnh.
Các ưu điểm và nhược điểm chính của vải jeans
Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của vải jeans bạn nên biết.
Ưu điểm
Độ bền cao: Không giống như các loại vải thông thường khác, vải jeans không dễ bị rách hoặc bị bai. Thường thì các sản phẩm từ vải jeans có tuổi thọ rất cao, nếu có cách bảo quản hợp lý có thể kéo dài đến vài năm.
Tạo sự thoải mái: Bởi vì trong chất liệu vải jeans thường có thêm các sợi tổng hợp. Do đó, tạo được sự thoáng khí, mềm mại nên người mặc luôn có cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Phong cách, cá tính: Các sản phẩm làm từ vải jeans như là áo, mũ, quần, giày từ vải jeasn luôn mang đến một nét cá tính, năng động cho người mặc.
Nhược điểm
Độ co giãn kém: Đây chính là nhược điểm lớn nhất của hầu hết các loại vải jeans. Do đó, các quần áo từ vải jeans không phù hợp để hoạt động, vận động với cường độ cao.
Dễ phai màu: Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng vải jeans sẽ dễ bị phai màu sau một thời gian sử dụng.
Thời gian lâu khô: Bởi vì tính chất của vải jeans thường là khá dày, nên nó khá lâu khô hơn các loại vải khác.
Ứng dụng của vải jeans
Vải jeans là loại vải được ứng dụng trong rất nhiều các ngành nghề. Với đa dạng các sản phẩm được tạo ra nên thỏa mãn mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Quần áo: Một trong những ứng dụng tiêu biểu của vải jeans chính là để may trang phục. Một số sản phẩm quần áo được làm từ vải jeans như là váy, áo sơ mi, áo vest, Áo blouse,...
Phụ kiện: Vải jeans cũng thường được sử dụng trong các phụ kiện như là giày, thắt lưng, nón kết, ví,...
Đồ gia dụng: Vải jean từ lâu đã trở thành một biểu tượng của thời trang, đây là một loại vải có ứng dụng rất thiết thực, Nó còn được dùng vào thị trường đồ gia dụng, nội thất như là bọc ghế, chăn, gối, màn, rèm,...
Hướng dẫn cách giặt và bảo quản đồ từ vải jeans
Hình 3: Cần có cách bảo quản vải jeans hợp lý
Chắc hẳn ai trong chúng ra ta cũng có ít nhất một món đồ được làm từ vải jeans. Nhưng không phải ai cũng sở hữu được chất liệu vải jeans ưng ý. Chính vì điều đó, nên cách bảo quản và sử dụng vải jeans là vô cùng cần thiết.
Cách bảo quản vải jeans
Sau khi giặt và phơi khô là bạn đã có thể sử dụng được các sản phẩm vải jeans đẹp. Nhưng nếu muốn cất giữ, bạn cầ gấp gọn gàng chúng và xếp trong tủ đồ. Nhưng một số dòng vải jeans khá khó gấp, bạn có thể dùng móc treo ngay ngắn. Bạn hãy chắc chắn rằng các sản phẩm từ vải jeans đã thật khô rồi mới tiến hành cất và bảo quản. Bởi nếu còn ẩm, rất dễ gây ra tình trạng mốc, có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm túi thơm trong tủ đồ, để quần áo có mùi hương dễ chịu.
Cách giặt vải jeans
Nước dùng để ngâm vải jeans hợp lý nhất là 30 độ C. Bạn chú ý nhé, bởi nhiệt độ thấp hay cao cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến độ co giãn của vải. Bột giặt quần áo thông thường sẽ khó áp dụng với sản phẩm từ vải jeans, nen bạn có thể dùng dầu chuyên dụng để thay thế. Nếu mà các sản phẩm từ vải jeans màu xanh đậm, bạn nên tìm đến các loại bột giặt dịu nhẹ để tráng bị phai màu.
Không nên kéo dài thời gian làm sạch vải jeans quá lây, chỉ nên ngâm trong vòng 30 đến 40 phút. Bởi mỗi lần ngâm nước, nó sẽ phần nào tác động làm yếu cấu trúc vải. Do đó, một trong những cách để giữ được vải jean có tuổi thọ lâu nhất là hạn chế thời gian giặt.
Thông qua bài viết trên, bạn đã nắm được các đặc điểm tiêu biểu và ứng dụng của vải jeans chưa nhỉ. Mong rằng với các kiến thức chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho bạn sở hữu những sản phẩm từ vải jeans đẹp và bền nhất.