Vải kháng khuẩn là gì? Tất tần tật điều cần biết về vải kháng khuẩn
Bên cạnh các loại vải thông thường, vải kháng khuẩn cũng là một trong những chất liệu được săn lùng nhiều trên thị trường hiện nay. Vậy vải kháng khuẩn là gì? Trong bài viết dưới đây hãy cùng MAY 10 tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của loại vải kháng khuẩn này nhé.
Khái niệm vải kháng khuẩn là gì?
Vải kháng khuẩn hay còn có tên gọi khác là vải lọc sản xuất khẩu trang, vải lọc khẩu trang y tế, vải lọc y tế,... Tên tiếng anh của loại vải này là meltblown fabric; meltblown nonwoven fabric. Chất liệu vải này được dùng chủ yếu để tạo nên khẩu trang y tế. Mục đích chính của nó là ngăn chặn các khí độc, khí thải từ môi trường xung quanh.
Về cơ bản thì loại vải kháng khuẩn này đã được xử lý qua hoạt chất nhằm chống vi trùng. Nó nhằm chống lại các vi sinh vật, không chỉ giúp bảo vệ con người mà tuổi thọ của vải cũng được kéo dài. Mức độ lọc khuẩn của vải kháng khuẩn đạt hiệu quả đến 99.9%, nó chống được mùi, được bui và kháng nước.
Các tiêu chuẩn thử nghiệm của vải kháng khuẩn
Để có thể sản xuất được các loại vải kháng khuẩn, nó cần phải được công nhận theo các tiêu chuẩn sau:
BS EN ISO 20743:2007: Đây là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng kháng khuẩn, áp dụng cho các vải dệt và vải không dệt. Tiêu chuẩn này được sử dụng không chỉ để đánh giá cho chất lượng vải. Mà còn nhiều cho nhiều đồ dùng khác trong gia đình được sản xuất và may từ vải. Để thử nghiệm vải kháng khuẩn, nhà kiểm nghiệm sẽ sử dụng những phương pháp như là Phương pháp hấp thụ, phương pháp cấy truyền cùng với phương pháp in.
BS EN ISO 20645:2004: Đây là phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn của tất cả các sản phẩm dệt. Với tiêu chuẩn này, đối tượng đánh giá sẽ được so sánh nồng độ để có thể đánh giá hiệu quả kháng khuẩn.
AATCC TM100: Ngoài hai tiêu chuẩn trên thì đây cũng là tiêu chuẩn được ứng dụng phổ biến nhất, và có độ chính xác cao nhất. AATCC TM100 là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng kháng khuẩn của các sản phẩm dệt may. Và đây cũng là một tiêu chuẩn ít gây ra các tác động xấu xảy đến cho môi trường.
Ưu điểm và nhược điểm chính của vải kháng khuẩn
Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của vải kháng khuẩn bạn nên biết.
Ưu điểm
Bảo vệ sức khỏe con người: Nhờ vải kháng khuẩn này nên có thể loại bỏ được các vi khuẩn hại trong không khí. Nhất là tình hình dịch bệnh hiện nay, sự xuất hiện của vải kháng khuẩn là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp con người tránh được những khí bụi bẩn từ môi trường bên ngoài.
Độ bền cao: Vì có lớp kháng khuẩn được sản xuất hòa quyện ở bên trong, nên giúp cho các sợi vải được bảo vệ tốt nhất. Nó sẽ ngăn chặn được sự phát triển của các vi khuẩn trên bề mặt vải, do đó các sản phẩm từ vải kháng khuẩn rất bền và vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Khả năng chống thấm nước: Lớp kháng khuẩn còn giúp ngăn cho các giọt bắn từ bên người từ người đối diện, nhờ đó sức khỏe của con người được bảo vệ tốt nhất.
Dễ dàng bảo quản và vệ sinh: Hầu hết các sản phẩm từ vải không đòi hỏi cách bảo quản quá cầu kỳ.
An toàn cho làn da: Chất liệu kháng khuẩn rất an toàn cho làn da, nên dù là da nhạy cảm vẫn có thể sử dụng được.
Nhược điểm
Chất kháng khuẩn giảm dần theo thời gian: Sau một thời gian sử dụng và giặt giũ, sản phẩm sẽ chỉ còn khả năng kháng khuẩn khoảng 60%. Và nếu sử dụng về lâu dài thì khả năng kháng khuẩn cũng không còn.
Xảy ra hiện tượng bết dính: Nếu các sản phẩm vải kháng khuẩn gặp nước, sẽ gây ra hiện tượng bết dính khó chịu. Điều này làm người dùng không cảm thấy thoải mái, nếu là khẩu trang còn bị khó thở.
Khả năng tự phân hủy kém: Vải kháng khuẩn khi thải ra môi trường thì thời gian phân hủy khá lâu. Cho nên để các rác thải từ vải kháng khuẩn phân hủy được hoàn toàn, cần nhờ đến sự can thiệp của con người.
Ứng dụng tiêu biểu của vải kháng khuẩn
Ngày này, vải kháng khuẩn được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là ngành y tế để giúp bảo vệ sức khỏe của con người. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của loại vải kháng khuẩn.
May đồ gia dụng
Một số đồ gia dụng được sản xuất từ vải kháng khuẩn như là chăn ga, rèm cửa, khăn tắm,.. Nếu dùng vải kháng khuẩn để may đồ sẽ giúp ngăn ngừa được vi khuẩn do tuyến mồ hôi gây ra. Bên cạnh đó, bụi bẩn trong không khí cũng không thể vào xâm nhập được vì đã có lớp bảo vệ của vải ngăn chặn lại, không làm cho các vết bẩn bám sâu vào đồ gia dụng. Hiện nay chất vải kháng khuẩn này được dùng nhiều để may đồ gia dụng trong bệnh viện. Bởi vì giá thành của nó khá cao nên nhiều gia đình không có điều kiện sử dụng.
Phục vụ quân đội
Để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất cho lực lượng nòng cốt, chất liệu vải kháng khuẩn đã được ứng dụng để may đồng phục quân đội. Ngoài ra, nó còn được dùng để sản xuất các loại thảm, lều, cũng nhừ nhiều vật tư trang khác.
Sản xuất may mặc, phụ kiện
Bên cạnh ứng dụng để may đồ gia dụng, vải kháng khuẩn còn được dùng để may quần áo, đặc biệt là quần áo trẻ em. Bởi vì da trẻ em thường rất dễ mẫn cảm với bụi bẩn, nên chất liệu vải kháng khuẩn được coi như là một vị cứu tinh cần thiết.
Sử dụng trong y tế
Trong ngành y tế, vải kháng khuẩn được dùng nhiều nhất là vải không dệt. Nó được ứng dụng để may các đồ bảo hộ y tế, găng tay, khẩu trang,... Bên cạnh đó, vải kháng khuẩn cũng là chất liệu tạo nên ga trải giường, rèm cửa, mũ y tế, áo Blouse,... Vải kháng khuẩn sử dụng trong các đồ vật này giúp bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân, cũng như các y bác sĩ an toàn hơn.
Trên đây là các đặc điểm và ứng dụng của vải kháng khuẩn chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Chắc chắn rằng với các kiến thức này sẽ giúp cho bạn sở hữu những sản phẩm vải kháng khuẩn hữu ích nhất.