Vải len là gì? [Tổng hợp] tất cả thông tin về vải len
Len là một loại vải đã quá quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, nó tạo ra đa dạng các loại sản phẩm như là quần áo, thảm trải,.... Nếu bạn đang thắc mắc về đặc điểm, tính chất và ứng dụng của vải len, hãy cùng MAY10 tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm vải len là gì?
Vải len được dệt từ sợi, cấu tạo chính của nó chủ yếu là lông cừu, hoặc một số động vật khác như là thỏ, dê, lạc đà,... Những loài động vật sở hữu bộ lông dày, cung cấp được nguyên liệu để đan, dệt và tạo thành rất nhiều các sản phẩm để may quần áo vest, áo dạ,... Chất liệu vải len có khả năng giữ nhiệt rất tốt, phù hợp với mùa đông gió rét. Hiện nay, vải len được dùng phổ biến ở trên toàn thế giới.
Nguồn gốc ra đời của vải len
Có thể bạn chưa biết, vải len chính là loại vải đầu tiên có xơ gốc động vật được dùng làm quần áo. Nó xuất hiện đầu tiên tại vùng đất Địa Trung Hải khoảng 4000 năm trước Công nguyên. Người ra tập hợp các loại lông của động vật, gọi là xơ len. Hỗn hợp xơ này sẽ bao gồm cả lông, da và những chất bụi bẩn. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được mang đi loại bỏ các tạp chất, tẩy trắng để xe thành sợi để dệt thành vải.
Những ưu điểm và nhược điểm của vải len
Cũng giống như các loại vải khác, vải len có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại nhược điểm.
Ưu điểm
Khả năng giữ ấm: Khả năng giữ ấm của vải len vô cùng tốt, chính vì điều này nên nhiều người rất thích sử dụng nó trong mùa đông.
Rất mềm mịn: Bởi vì có nguồn gốc từ các loại lông cừu nên là vải len có độ mềm mịn cao, khi chạm tay vào luôn có cảm giác thoải mái. An toàn cho làn da, không gây rát cơ thể hay trầy xước.
Khả năng chống cháy: Thường thì hầu hết các loại vải len đều có khả năng chống cháy, tùy vào từng loại sẽ có mức độ chống cháy khác nhau. Điểm điểm chống cháy này hiếm có ở các loại vải khác.
Nhược điểm
Bị bung sợi len: Nếu vải len bị rách, hoặc là một sợi len bị hỏng thì nó dẫn đến những sợi ở cạnh cũng bị ảnh hưởng. Tuột len ra làm ảnh hưởng đến chất liệu sản phẩm.
Thấm nước: Hầu như ở loại vải nào cũng thấm nước, nhưng vải len có độ thấm nước cao hơn cả. Sức hút nước của nó nhiều, dẫn đến trọng lượng của sản phẩm cũng từ đó mà tăng lên. Làm cho hoạt động giặt giữ, bê và vắt vải len khó hơn rất nhiều.
Những ứng dụng chính của vải len
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều các sản phẩm từ vải len trong cuộc sống, dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của nó:
Len được sử dụng làm quần áo: Với khả năng chịu nhiệt cao nên vải len được dùng rất nhiều để may các quần áo giữ ấm trong mùa đông, phù hợp với các vùng lạnh giá quanh năm.
Đồ nội thất gia đình: Vải len cũng được dùng nhiều để may thảm, hoặc để bọc các đồ nội thất. Nó có mặt ở khắp mọi không gian trong nhà, từ đèn, đến rèm cửa, chăn đệm,...
Dùng làm phân bón: Có thể bạn chưa biết một công dụng tuyệt vời của vải len chính là để làm phân bón. Nó sẽ mất khoảng một thời gian để phân hủy được, khi trộn len và phân, sẽ bổ sung được các chất dinh dưỡng có lợi, gồm có natri và canxi. Bên cạnh đó, nó cũng chứa khoảng 9% nitơ, 1% photphat và 2% kali rất tốt cho các loại cây trồng.
Vật liệu làm sạch: Với khả năng thấm hút tuyệt vời, bạn có thể sử dụng vải len để làm khăn lau rượu, nước trái cây, hoặc các vật bẩn vơi vãi trên sàn. Vải len thực sự rất hiệu quả trong công cuộc làm sạch các vết bẩn cứng đầu, ví dụ như dầu loang.
Chữa cháy: Vải len có khả năng chống cháy cực kỳ tốt, nó đã trở thành sự lựa chọn để may đồng phục cho lính cứu hỏa.
Hướng dẫn bảo quản và sử dụng vải len
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại vải len như là len dệt, len nhung, len tăm, len dệt kim, len dạ,... Loại vải này không yêu cầu quá cao trong quá trình giặt giũ và bảo quản, nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số điều để có thể sử dụng nó lâu và đẹp nhất.
Bạn chỉ nên giặt các sản phẩm từ vải len bằng xà phòng trung tính, có ít chất tẩy rửa. Không nên phơi vải len ở những nơi nhiệt độ cao, ánh sáng quá mạnh. Chỉ cần phơi dưới bóng râm, có gió thoáng mát là sản phẩm đã nhanh khô rồi. Nếu các sản phẩm từ vải len chưa dùng đến, cần giặt giũ sạch sẽ và làm khô ráo. Sau đỏ bỏ vào tủ hoặc vali, kèm theo một túi chống ẩm mốc để bảo quản.
Trên đây là những đặc điểm, ứng dụng của vải len chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Vải len thực sự có nhiều công dụng đúng không nào, hãy tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm từ vải len phù hợp nhất với mình nhé.