Những đặc điểm về vải lụa nhất định bạn nên biết
Nếu bạn đang muốn tìm một loại vải cao cấp và sang trọng, chắc chắn không thể bỏ qua vải lụa. Vậy bạn có biết vải lụa có những đặc điểm nổi bật gì không, hãy cùng MAY 10 tham khảo các thông tin về loại vải này trong bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm vải lụa là gì?
Vải lụa đã xuất hiện từ rất lâu về trước, nó được dệt từ các loại tơ tự nhiên. Các loại tơ này được lấy từ quá trình tạo kén của một số loại côn trùng như là tằm, bướm, nhện,... Và loại vải lụa tốt nhất là được dệt từ tơ tằm. Với những sợi tơ tằm đã tạo nên các thớ vải mềm mịn, bề mặt mỏng nhẹ và sang trọng.
Từ xa xưa, ngành thời trang đã rất coi trọng chất liệu vải lụa này, đến thời điểm hiện tại nó vẫn giữ được giá trị nguyên vẹn. Nhắc đến các sản phẩm về lụa, chúng ta nghĩ ngay đến sự sang trọng, tinh tế và bay bổng của nó. Đây cũng chính là lý do mà vải lụa ngày càng trở nên thịnh hành, từ may quần áo cho đến nội thất, trang trí nhà cửa.
Các loại vải lụa phổ biến
Dưới đây là các loại lụa phổ biến nhất trên thị trường.
Vải lụa cotton
Ưu điểm của vải lụa cotton chính là bề mặt sáng bóng, với khả năng chống tĩnh điện tốt. Hơn nữa, loại vải này cũng chống nhăn rất tốt, phù hợp may đồ cho nhiều loại thời tiết khác nhau. Cho nên, vải lụa cotton rất được ưa chuộng trong ngành thời trang.
Vải lụa tơ tằm
Một trong những vải lụa cao cấp nhất là lụa tơ tằm. Nó thường được sử dụng để may các loại trang phục sang trọng, ví dụ như là áo dài các dịp lễ tết, đầm dạ hội,.... Tuy rằng màu sắc của chất liệu vải tơ tằm này khá đơn giản, nhưng kết hợp với các họa tiết hoa văn tinh tế đã tạo nên các sản phẩm hoàn hảo.
Vải lụa gấm
Vải lụa gấm sở hữu những ưu điểm nổi bật của vải lụa và gấm. Chính vì thế, loại vải này không chỉ có độ mềm mịn, mà nó còn sở hữu họa tiết sang trọng, tinh tế. Loại vải lụa gấm này thường được sử dụng để may trang phục lễ hội, hoặc sản xuất chăn ga gối đệm,...
Vải lụa satin
Vải lụa satin cũng được làm từ các sợi tơ tằm, áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn nên có các sợi ngang và dọc đan kết chặt chẽ với nhau. Chính nhờ vậy nên vải lụa satin có độ bóng mịn cao, độ bền tốt, nhưng giá thành khá cao.
Vải lụa cát
Loại vải này rất mềm, mỏng và rũ nên nó được sử dụng nhiều để may áo dài. Điểm đặc biệt của chất liệu vải cát này chính là có bề mặt nhám. Nếu bạn cọ xát các bề mặt vải vào nhau sẽ có cảm giác như những hạt cát đang chuyển động.
Vải lụa Twill
Chất liệu vải Twill được dệt theo kiểu đan chéo, do đó nó có cấu trúc bền vững và chắc chắn. Nguyên liệu chính để tạo nên loại vải này chính là tơ tằm, cùng với cách dệt chắc chắn nên nó cao độ dày khá tốt. Ngoài ra, vải Twill cũng vẫn giữ được độ mềm minh và bóng mượt vốn có của nó. Các sản phẩm từ vải Twill, phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau.
Vải lụa đũi
Vải lụa đũi thường được dệt từ các sợi vải thô và sợi tơ tằm. Ban đầu, vải lụa đũi chỉ có một vài màu với các họa tiết đơn sơ, nhưng hiện nay đã sáng tạo rất nhiều các họa tiết với các phong cách khác nhau. Vì bề mặt vải khá thô, nên được sử dụng nhiều để may quần tây, áo sơ mi nam, khăn quàng cổ,...
Vải lụa Chiffon
Vải lụa Chiffon được dệt hoàn toàn từ các chất liệu tự nhiên, cho nên sợi vải khá mỏng, có thể nhìn xuyên thấu. Do đó, khi may các sản phẩm từ vải Chiffon, bạn cần có thêm phần lót bên trong để đảm bảo độ lịch sự. Loại vải này được sử dụng nhiều trong may các trang phục áo đi cưới, váy cưới, dự tiệc,...
Các tính chất cơ bản của vải lụa
Dưới đây là các tính chất cơ bản của vải lụa bạn nên nắm được.
Tính chất vật lý
Độ co giãn của vải lụa chỉ nằm ở mức tương đối.
Vì vải lụa được dệt từ sợi tự nhiên nên độ bền của nó rất tốt.
Bề mặt của vải lụa mịn, mượt và mềm.
Khi có tia sáng chiếu vào bề mặt lụa, chúng ta sẽ cảm nhận được sự phản chiếu óng ả rất đẹp.
Tính chất hóa học
Loại vải lụa này không tan trong nước, nhưng nếu bị ướt thì độ bền của nó giảm đi khoảng 20%.
Vải lụa có khả năng giữ nước tương đối tốt, lên đến 11% trọng lượng của vải.
Nếu vải lụa bị bụi bẩn, sẽ rất dễ bị sâu bọ phá hủy.
Vải lụa tan trong dung dịch sulphuric acid, nhưng nó lại không tan trong dung dịch mineral acid.
Loại vải lụa này phân hủy theo sinh học.
Các ưu điểm và nhược điểm nổi bật của vải lụa
Vải lụa có rất nhiều ưu điểm như là nhẹ bền, thân thiện với môi trường,... Nhưng bên cạnh đó, vải lụa cũng tồn tại một số nhược điểm.
Ưu điểm
Các sản phẩm làm từ vải lụa rất mát vào màu hè, giữ ấm tốt vào mùa đông.
Các trang phục vải lụa vừa bền, nhẹ và lại còn có màu sáng bóng tự nhiên.
Loại vải lụa này có độ hút ẩm rất cao, lên đến 30 – 35% hơi nước.
Vì vải lụa được làm từ các sợi thiên nhiên nên nó rất an toàn, không gây kích ứng da.
Loại vải này có khả năng chịu nóng khá cao, dù tới nhiệt độ 110 độ C thì bề ngoài của vải vẫn nguyên vẹn.
Đặc biệt, vải lụa rất thân thiện với môi trường.
Nhược điểm
Độ co giãn của vải lụa chỉ nằm ở mức tương đối.
Với nguồn gốc và ưu điểm của nó mang lại, nên vải lụa có giá thành khá cao.
Nếu vải lụa bị bụi bẩn, sẽ rất dễ bị sâu bọ phá hủy.
Các ứng dụng tiêu biểu của vải lụa
Dưới đây là các ứng dụng tiêu biểu của vải lụa.
Trong may mặc: Vải lụa được sử dụng để may nhiều loại trang phục khác nhau như là váy tiền tơ tằm, áo sơ mi, đồ ngủ,...
Trong nội thất: Ngoài ra, vải lụa cũng được ứng dụng để may bọc ghế, rèm cửa, màn,...
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đặc điểm, ứng dụng chính của vải lụa. Mong rằng với các thông tin này, sẽ giúp bạn sở hữu những sản phẩm từ vải lụa đẹp và bền nhất.