Vải Mè Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của Vải Mè
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại vải, trong đó vải mè được nhiều người đánh giá cao và lựa chọn dùng. Hãy cùng MAY 10 tìm hiểu vải mè là vải gì nhé. Cũng như hiểu thêm về đặc điểm và ứng dụng của vải mè trong bài viết dưới đây.
Khái niệm vải mè là gì?
Vải mè hay còn có tên gọi khác là vải thun mè, nó sở hữu những đặc điểm tương tự như vải thun lạnh. Nhưng trên bề mặt của loại vải mè này lại có nhiều lỗ nhỏ như hạt mè, chính vì thế tạo nên cái tên của nó. Chất liệu này có thể làm từ 100% chất liệu polyester, hoặc cũng có thể là pha trộn giữa polyester và cotton. Bên cạnh đó, để có thể tăng độ co giãn thì vải mè còn có thể thêm thành phần spandex. Tùy vào mục đích sản xuất vải thun 2 chiều hay vải thun 4 chiều thì sẽ có thành phần spandex khác nhau.
Phân loại vải mè
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại vải mè khác nhau, dưới đây là một số loại tiêu biểu:
Vải mè caro: Cũng như tên gọi của nó, loại vải này sẽ có bề mặt tạo các rãnh nhỏ thành hình caro. Nhờ vậy mà chúng có đặc điểm là độ bền cao và rất thoáng mát.
Vải mè nhí: Đây là loại vải gồm có các lỗ mè nhỏ li ti trên bề mặt, các lỗ này sắp xếp tạo thành 4 chiều. Vải mè nhí còn có tên gọi khác là vải mè mưa, ưu điểm mềm mượt, thoáng mát, ít nhăn và có độ bền cao.
Vải mè bóng: Chất liệu vải này tương tự lụa, bề mặt vải có các lỗ nhỏ bắt mắt. Bởi vì chúng có độ bóng nên là rất thích hợp để may trang phục dành cho nữ, hoặc là đồ thể thao.
Vải mè chéo: Nó còn có tên gọi khác là vải thun mè lưới, trên bề mặt vải có các lỗ được xếp thành rãnh chéo, nên tạo cảm giác như là một tấm lưới. Chất liệu vải mè chéo này thường được dùng để may đồ thể thao.
Vải mè kim: Trên bề mặt của vải mè kim sẽ có từng lỗ nhỏ li ti như hình của mũi kim. Chất liệu này vô cùng thoáng mát, mềm mại nên dễ dàng để ứng dụng sản xuất các sản phẩm như là đồng phục, quần áo thể thao, áo nhóm,...
Vải mè cá sấu: Trên bề mặt của chất liệu vải này có các rãnh tạo thành hình ovan, tương tự như vải cá sấu. Bề mặt của nó khá trơn, bóng, cùng với đó là có khả năng kháng khuẩn, chống ẩm mốc tốt.
Vải thun mè 2 chiều: Loại vải này được dệt thêm thành phần spandex, nhờ đó giúp có tăng thêm độ co giãn. Với tỷ lệ thêm vào là 3% đến 5%, cho nên nó đã tạo thành vải có khả năng co giãn theo 2 chiều. Loại vải này có độ bền cao, không bị chảy xệ và mức giá cũng hợp lý.
Vải thun mè 4 chiều: Thành phần spandex có trong vải là 5% đến 7 %, nên nó có thể co giãn theo 4 chiều. Độ co giãn tốt nhưng nó lại dễ bị biến dạng, giá thành cũng cao hơn vải thun hai chiều.
Ưu điểm và nhược điểm chính của vải thun hai chiều
Vải mè có nhiều ưu điểm và nhược điểm.
Ưu điểm
Mềm mại: Mặc dù nó không phải làm từ các chất liệu tự nhiên, nhưng mà bề mặt của vải thun mè cũng vẫn vô cùng mềm mại. Tạo cho người mặc cảm giác vô cùng thoải mái, dễ chịu khi diện vải mè lên.
Vải không bị nhăn: Một ưu điểm khá lớn của vải thun mè chính là không sợ bị nhăn, hay không bị mất form dáng. Nhờ đó mà người sử dụng tiết kiệm được thời gian bảo quản, là ủi.
Độ thoáng khí cao: Nhờ sở hữu các lỗ nhỏ li ti như hạt mè trên bề mặt, nên giúp vải luôn có cảm giác thông thoáng, không hề bị bức bối.
Màu sắc đa dạng: Vải thun mè óc vô số các màu rất đa dạng, nên người dùng có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích của mình. Bên cạnh các màu sắc phổ biến như là xanh dương, hồng, đen, trắng,... vải thun mè còn có các họa tiết đẹp, thích hợp cho các người dùng lớn tuổi.
Vải nhanh khô: Đây là một trong những loại vải tổng hợp có đặc điểm là nhanh khô, vậy nên nó rất phù hợp để may các trang phục hằng ngày. Nếu vào mùa mưa, chỉ cần ở nơi gió nhẹ là vải cũng đã được làm khô nhanh chóng.
Hạn chế được mùi ẩm mốc: Dù là sử dụng sau một thời gian dài thì vải mè cũng không xảy ra các hiện tượng ẩm mốc, mùi khó chịu.
Giá cả phải chăng: Thường thì mức giá của 1kg vải mè dao động từ 60.000đ đến 75.000đ, mức giá này sẽ thay đổi phụ thuộc vào màu sắc, nguồn gốc của vải. Nhưng nhìn chung là loại vải mè này có giá thành rẻ nên được sử dụng rộng rãi.
Nhược điểm
Độ hút ẩm thấp: Dù là chất liệu vải mè có độ thoáng khí cao, nhưng mà khả năng hút ẩm của nó không được đánh giá cao. Nên là vào những ngày hè oi bức, nếu mặc các sản phẩm từ vải mè sẽ bị bết dính vào da, nó cũng ít khi được dùng để may các trang phục ôm sát.
Chịu nhiệt độ cao kém: Bản chất loại vải này được cấu tạo từ nhựa, nên nó cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ cao. Nếu gặp các nhiệt độ cao như là nước nóng, ánh nắng mặt trời thì cấu trúc của vải mè sẽ bị biến dạng, co rút và bạc màu.
Các ứng dụng phổ biến của vải mè
Vải mè với tính chất là thoáng mát, chính vì vậy nên nó được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống.
Vải mè có độ co giãn không nhiều, mặt hơi nóng nên nó thường được sử dụng để may những loại quần áo form rộng, áo khoác...
Đặc điểm nổi bật của vải thun mè là không có khả năng thấm nước và thoát ẩm tốt. Nó nhanh khô nên thường được sử dụng sản xuất quần áo thể thao rất phổ biến.
Bên cạnh đó, vải mè có khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc vô cùng tốt nên nó còn được sử dụng để sản xuất khẩu trang.
Vải thun mè còn được sử dụng để may áo đồng phục, áo thun quảng cáo, áo lớp, áo nhóm,... Và với nhiều loại sản phẩm khác như là khăn trải bàn, rèm cửa,...
Trên đây là các thông tin về vải mè mà MAY 10 muốn chia sẻ đến cho bạn. Vải mè là loại vải thông dụng được nhiều người yêu thích, mong rằng bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mình.