Vải microfiber là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng và quy trình sản xuất
Vải microfiber là chất liệu đã quá quen thuộc trong ngành chăn ga gối đệm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng MAY 10 tìm hiểu các đặc điểm và ứng dụng tiêu biểu của loại vải microfiber này nhé.
Khái niệm vải microfiber là gì?
Vải microfiber được đánh giá như là bước tiến vượt bậc của sợi tổng hợp. Nó có đường kính nhỏ hơn 10 micromet, tính chất của vải microfiber vô cùng siêu mịn, siêu nhỏ, chỉ gần bằng 1/5 sợi tóc của chúng ta. Vải microfiber được chế tạo từ rất nhiều nguyên liệu, cùng với hai thành phần chính là polyester và polymide. Cùng số số nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên khác như là cacbon hydrate thực vật hoặc là cellulo,...
Trong đó thì polyester chiếm 80%, còn 20% còn lại là polyamide. Với thành phần polyester nên giúp cho vải có độ cứng mềm vừa phải, hơn nữa độ bền cũng lâu dài. Còn với thành phần polyamide thì lại giúp sợi vải có khả năng hấp thụ tốt. Cũng nhờ vào đặc tính của chất liệu nên sợi vải microfiber sở hữu rất nhiều các tính chất nổi bật như là chống thấm nước, độ mềm dẻo phù hợp, tĩnh đơn và hơn nữa là khả năng lọc khuẩn vô cùng hiệu quả.
Các quy trình để sản xuất vải microfiber
Để tạo ra được thành phẩm vải microfiber thì cần trải qua các quy trình sau.
Nấu chảy polyester và polyamide: Đầu tiên để sản xuất ra được sợi microfiber, polyester và polyamide thì cần phải thực hiện nung chảy trước. Tỷ lệ của hai loại hạt này sẽ lấy sao cho hợp lý.
Tạo sợi: Polyester và polyamide sau khi được đun nóng chả sẽ được cho vào khuôn phản lực. Thường thì khuôn này có các lỗ nhỏ có thể phun sợi, có không khí di chuyển qua khuôn nên giúp các chất lỏng tạo thành sợi. Với lực hấp dẫn nên làm cho các sợi này chuyển thành sợi liên tục.
Thành phẩm: Các sợi khô này sẽ được đem đi dệt thành vải. Các tấm vải này được ngân trong bể nhuộm cùng với dung dịch kiềm. Ở trong giai đoạn này, các sợi vải sẽ được thực hiện tách ra nhằm tạo các lỗ hở trong sợi để tăng sự hấp thụ độ ẩm và giữ được bụi bẩn.
Ưu điểm và nhược điểm tiêu biểu của vải microfiber
Vải microfiber có rất nhiều ưu điểm những vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.
Ưu điểm
Độ bền cao: Thường thì các sản phẩm được làm từ vải microfiber có độ bền rất cao. Hơn nữa, bạn có thể giặt giũ chúng bình thường mà không sợ ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải.
Khả năng kháng khuẩn cao: So với nhiều loại vải khác, vải microfiber có khả năng kháng khuẩn vượt trội. Do đó, khi sử dụng các sản phẩm từ vải microfiber sẽ luôn an toàn, không sợ ảnh hưởng đến làn da.
Khả năng hút ẩm cao: Loại vải microfiber có khả năng hút ẩm vô cùng tốt, cho nên nó được dùng nhiều để tạo ra các loại khăn. Hơn nữa, nó còn có thể hút nước nặng gấp hơn 25 lần so với trọng lượng của nó.
Thoải mái: Các sợi vải siêu nhỏ có sự cấu tạo thông minh nên mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái nhất. Người dùng dễ dàng cảm nhận được sự mềm mại, êm ái từ các sản phẩm làm từ vải microfiber.
Không phai màu: Đặc biệt, vải microfiber dù giặt nhiều lần thì độ bám màu của nó cũng vẫn tốt.
Vệ sinh dễ dàng: Với các sản phẩm từ vải microfiber, bạn có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy tùy ý. Nó cũng không hề làm ảnh hưởng đến hình dạng ban đầu của sợi vải.
Các ứng dụng chính của vải microfiber
Sản xuất chăn ga gối: Dù microfiber là chất liệu mới, nhưng nó đã được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất chăn ga gối nệm. Sở hữu tính năng ưu việt, các sản phẩm từ vải microfiber rất phù hợp cho khí hậu nóng ẩm ở nước ta. Nếu trong trường hợp nóng bức, đổ mồ hôi thì sản phẩm vẫn có thể thấm hút đáng kể, giúp người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Sản xuất đồ dùng may mặc: Với việc sở hữu tính năng thấm hút cao, kháng khuẩn tốt nên vải microfiber đã được ứng dụng rất nhiều trong ngành sản xuất may mặc. Chúng ta có thể bắt gặp chất liệu microfiber này ở các sản phẩm như là áo cho các vận động viên bơi, áo tắm, đồ lót,...
Sản xuất các sản phẩm cách điện: Với khả năng hút ẩm và giữ nhiệt tốt, cho nên vải microfiber được áp dụng để thay thế các vật liệu cách nhiệt phần lông của túi ngủ, hoặc là một số thiết bị ngoài trời. Trong vỏ xe ô tô, vải microfiber cũng được dùng để cách nhiệt và nước, với cấu tạo là nhiều lớp mỏng ghép lại.
Sản xuất đồ dùng phụ kiện: Vải microfiber cũng được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm phụ kiện như là ba lô, giày dép, ví,...
Trên đây là những chia sẻ của MAY 10 về đặc điểm và ứng dụng của vải microfiber. Loại vải microfiber này có nhiều ưu điểm, hãy tham khảo và sử dụng chúng hữu ích nhất nhé.