Vải modal là gì? Nguồn gốc, quy trình, phân loại và ứng dụng vải modal
Vải modal là một loại vải sinh học, được sử dụng rất phổ biến ở trong ngành thời trang. Bạn đã sở hữu sản phẩm nào từ vải modal chưa nhỉ? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu hơn về đặc điểm cũng như ứng dụng của loại vải modal này nhé.
Khái niệm vải modal là gì?
Vải modal là một chất liệu vải sinh học, nó được làm từ cellulose tái chế từ cây sồi. Chất liệu này được lấy từ những cây sồi cổ thụ lâu năm, được trồng ở các vùng rộng lớn như Bắc Âu và Trung Âu. Loại vải này được khách hàng đánh giá cao về tính thân thiện bởi cây sồi có khả năng kháng sâu bọ rất tốt, không cần đến phân bón, thuốc trừ sâu trong quá trình sinh trưởng.
Vải modal sở hữu đặc trưng là co giãn tốt, về mặt mềm mịn và khả năng hút ẩm tốt. Đặc biệt, loại vải modal này còn có khả năng kháng khuẩn cao. Hiện nay, vải được để sản xuất rất nhiều các loại mặt hàng như là găng tay, quần áo, chăn ga gối đệm,...
Vải modal có nguồn gốc ra đời như thế nào?
Vải modal lần đầu xuất hiện vào năm 1930, khi đó nó được dùng phổ biến ở trong ngành sản xuất băng tải, lốp xe, đường ống,... Cho đến năm 1960, công ty Lezing AG có trụ sở tại Áo đã phát triển loại sợi này mạnh mẽ hơn. Những năm sau đó, vải modal chỉ xuất hiện ở một số quốc gia như là Hungarry, Slovakiaa, Đức và Nhật Bản,... Nhưng với tính ứng dụng cao của nó, hiện nay vải modal đã phổ biến trên toàn thế giới, xuất hiện ở nhiều các ngành nghề.
Các bước trong quy trình sản xuất vải modal
Quy trình sản xuất vải modal được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên cenllulose được xử lý bằng Sodium Hydroxide và Carbon Disulfide để tạo thành một chất lỏng màu vàng, nó có độ nhớt gần giống như mật ong.
Bước 2: Sau đó chất lỏng được xử lý để phá vỡ các cấu trúc xenluloza, giúp tạo ra một loại bùn đã được loại bỏ hết tạp chất.
Bước 3: Hỗn hợp sẽ được đẩy qua các lỗ nhỏ vào bồn chứa hóa học, sau đó tạo sự đông cứng thành các sợi mịn.
Bước 4: Cuối cùng là rửa sạch, sau đó tẩy trắng các sợi trên thành sợi modal.
Những ưu điểm và nhược điểm của vải modal
Vải modal sở hữu những ưu điểm và nhược điểm sau.
Ưu điểm
Chống co rút cực hữu hiệu: Đây chính là đặc điểm mà khiến nhiều người yêu thích chất vải modal này. Dù là sau mỗi lần giặt, vải modal vẫn giữ được nguyên độ mềm mại và phẳng đẹp.
Độ bền cao: Sợi vải modal có kết cấu làm từ cenllulosse nên vô cùng dẻo dai và chắc bền. Du là có bị tác động ngoại lực vào cũng không làm cho cấu trúc của vải bị đứt hay giãn sợi.
Thoáng khí tốt: Những sản phẩm làm từ vải modal đều không gây hiện tượng hầm nóng, khó chịu dù là vào mùa hè hay mùa đông. Nó có thể thấm hút mồ hôi, khi ẩm nên tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
Mềm mại: Vải modal có một ưu điểm là luôn mang đến cho người dùng cảm giác mềm mại, khả năng kiểm soát nhiệt vô cùng tốt.
An toàn: Vì vải modal có nguồn gốc tự nhiên, thêm với quy trình sản xuất hiện đại nên sợi vải cho ra vô cùng an toàn, không gây kích ứng da.
Thân thiện với môi trường: Chất liệu vải modal không chứa các chất độc hại, nên vô cùng an toàn, thân thiện với môi trường.
Nhược điểm
Vải modal đôi khi sẽ khiến người mặc có cảm giác khó chịu bởi độ dày của nó.
Bởi vì nguyên liệu sản xuất ra vải modal là cây trồng lâu năm, cùng với công nghệ hiện đại nên giá thành của loại vải này hơi cao.
Vải modal thích hợp để làm các sản phẩm, trang phục cho mùa hè hoặc mùa thu. Bởi khả năng giữ nhiệt của nó không quá cao, không hợp với những ngày độc lạnh buốt.
Nếu sử dụng các sản phẩm từ vải modal một thời gian dài, sẽ xảy ra hiện tượng xù lông, mất thẩm mỹ. Do đó, người ta thường kết hợp vải modal với một số chất liệu khác để tăng độ co giãn của nó.
Bởi nguyên liệu chính làm nên vải modal là gỗ sồi lâu năm, nên để tránh khai thác gỗ quá nhiều thì việc sản xuất loại vải này còn hạn chế.
Phân loại vải modal
Dưới đây là một số loại vải modal thông dụng:
Vải Modal co giãn 4 chiều: Loại vải này làm từ sợi xenlulo được thu hoạch bởi những cây sồi ngắn ngày. Nó có độ thủng và độ nén vừa phải, nhưng sở hữu độ đàn hồi và bền tuyệt vời. Với khả năng co giãn bốn chiều nên giúp người dùng luôn có cảm giác thoải mái.
Vải Cotton Modal: Loại vải này có tỷ lệ giữa vải modal và vải cotton là 80:20 hoặc 70:30. Tính chất là khả năng thấm hút tốt, mềm mịn, bền và giá thành hợp lý.
Vải Modal thun kẻ sọc 4 chiều: Loại vải này có độ co giãn và bền vô cùng tốt, nhiều màu sắc đa dạng phục vụ mọi nhu cầu của người dùng.
Vải Modal 100%: Loại vải này có nguyên liệu chính là sợi modal nguyên sinh, nó không pha với bất kỳ chất liệu nào khác. Đặc điểm của chúng là có bề mặt mềm mịn, khả năng thấm hút tốt, độ bền màu cao.
Vải Modal Spandex: Đây là loại vải kết hợp giữa sợi Modal và sợi Spandex là 93-97 sợi Modal và cùng với 1-7 sợi Spandex. Tính chất là khả năng thấm hút mồ hôi và co giãn tốt. Nên vải Modal Spandex thường được dùng để may các đồ tập thể dục thể thao, đồ tập yoga,...
Ứng dụng
Sản xuất quần áo: Với ưu điểm vải modal là mềm mịn, nên nó được dùng nhiều để sản xuất các trang phục dành cho trẻ em, đồ lót,... Với việc pha thêm sợi cotton để tạo độ cứng và độ mạnh mẽ, thì vải modal cũng được ứng dụng trong may trang phục cho nam giới.
Sản xuất chăn ga gối đệm: Loại vải modal này cũng được sử dụng để may chăn ga gối đệm, vì độ an toàn và thoải mái nó mang lại cho người dùng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải modal. Với những ưu điểm mà vải modal sở hữu, bạn nên sở hữu ít nhất một sản phẩm làm từ loại vải này.