Vải nỉ là gì? Tất tần tật điều cần biết về vải nỉ
Nhắc đến vải nỉ, chúng ta thường liên tưởng ngay đến các trang phục mùa đông. Bạn đã biết các thông tin gì về vải nỉ chưa nhỉ? Hãy cùng MAY 10 tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu hơn về các đặc điểm và ứng dụng của vải nỉ nhé.
Khái niệm vải nỉ là gì?
Vải nỉ là một loại vải không dệt, chất liệu này được tạo ra bằng cách là nén và phủ các sợi lại với nhau bằng tác dụng của nhiệt, áp suất và độ ẩm. Các lớp sợi vải được giữ lại với nhau tới khi đạt được độ dày mong muốn để tạo ra một tấm vải nỉ.
Hiện nay trên thị trường, vải nỏ được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác như. Ví dụ như là công nghiệp, thiết kế, kỹ thuật,... Loại vải nỉ này sở hữu ưu điểm là giữ ấm tốt, dễ dàng tạo kiểu nên cho bạn có nhiều sản phẩm đẹp, độc đáo.
Chất liệu vải nỉ chính là loại vải đầu tiên được sản xuất trong lịch sử của các nền văn minh cổ đại. Các bộ lạc du mục ở vùng Bắc Trung Á dùng loại vải nỉ này để may quần áo, hoặc làm lều trại của họ. Sau đó khoảng đến năm 1990, vải nỉ đã được dùng phổ biến trên thế giới và ngày càng được cải tiến. Hiện nay, nó được dùng nhiều để may trang phục, đồ decor, nội thất,...
Tổng hợp ưu điểm và nhược điểm của vải nỉ
Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của vải nỉ bạn nên biết.
Ưu điểm
Khả năng giữ ấm tốt: Cả mặt trong và mặt ngoài của vải nỉ đều được thiết kế song song cùng với lớp lông ngắn mịn. Do đó, vải nỉ được đánh giá cao hơn so với các chất liệu phổ thông khác như là cotton, len hoặc là bông.
Sử dụng được 2 mặt: Bởi vì hai mặt đều có lớp lông ngắn nên tăng thêm khả năng giữ nhiệt và sử dụng.
Độ bền cao: Tính chất của vải nỉ là dẻo dai, cũng như có trọng lượng siêu nhẹ. Bởi kết cấu đặc biệt này nên vải nỉ sẽ không bị nhàu nát, không bị bung sợi dù sử dụng trong thời gian dài.
Chống thấm nước: Vải nỉ có nguồn gốc xuất xứ từ vùng mưa tuyết, sương giá nên nó sở hữu tính thấm nước tốt. Phần lớn các hơi ẩm sau khi được ngấm vào bề mặt của vải sẽ không còn được giữ lại. Cho nên các sản phẩm từ vải nỉ sẽ rất phù hợp với thời tiết của nước ta khi trời trở lạnh, có mưa phùn.
Đa dạng màu sắc, kiểu dáng: Một ưu điểm nữa của vải nỉ chúng là dễ nhuộm màu sắc và tạo kiểu. Nhà thiết kế có thể ứng dụng đa dạng mẫu mã trên vải nỉ để đạt được yêu cầu như mong muốn.
Nhược điểm
Cảm giác nóng nực: Bởi vì vải nỉ được dùng chủ yếu cho mùa đông nên chúng có khả năng cách nhiệt rất cao. Nhưng vì độ dày của chúng nên đôi khi người sử dụng có cảm giác rất bí bách, nóng nực.
Dễ bám bụi: Vải nỉ sau khi ép sẽ có nhiều lỗ nhỏ, điều này làm các bụi bẩn dễ dàng lọt vào. Bạn không thể dùng khăn để lau khô chúng đi mà bắt buộc phải mang đi giặt. Do đó, khi sử dụng các sản phẩm từ vải nỉ, bạn cần bảo quản kỹ để tránh dính nhiều bụi bẩn.
Ứng dụng tiêu biểu của vải nỉ
Với những ưu điểm mà vải nỉ sở hữu, nó được ứng dụng rất nhiều ngành nghề.
Trong may mặc
Vải nỉ là một trong những chất liệu vải vô cùng phổ biến trong ngành may mặc, nhất là đồ mùa đông. Với tính chất là mềm mượt, ấm áp và đa dạng màu sắc. Cho nên vải nỉ được sản xuất rất nhiều các sản phẩm như là quần áo khoác, khăn mặt,...
Vật dụng trang trí
Vải nỉ còn là chất liệu được dùng nhiều để tạo nên các vật trang trí, phụ kiện như là khung hình, nơ,... Từ những mảng vải nỉ nhỏ xinh, nhiều màu sắc bạn có thể thiết kế nhiều sản phẩm đẹp, phù hợp với mình.
Trong nội thất
Một số món đồ nội thất có sự xuất hiện của vải nỉ như là bọc loa, bọc ghế, bọc sofa,... Ưu điểm của đồ nội thất khi sử dụng vải nỉ là mang đến cảm giác êm ái, thoải mái. Hơn nữa, vải nỉ có đa dạng màu sắc, chắc chắn phù hợp với nhiều không gian sống.
Sản xuất chăn gối
Với ưu điểm của vải nỉ là giữ ấm tốt, nhẹ và thân thiện với môi trường. Cho nên nó đã được dùng rất nhiều trong sản xuất chăn ga gối đệm, rất thích hợp cho những nơi có khí hậu khắc nghiệt.
Hướng dẫn giặt vải nỉ đúng cách
Để các sản phẩm từ vải nỉ được đẹp và bền nhất, bạn hãy lưu ý một số điều sau:
Bạn nên sử dụng nước lạnh để vệ sinh các sản phẩm từ vải nỉ. Tuyệt đối không được chà xát, hoặc là vo vải quá mạnh. Bởi điều này sẽ làm bề mặt của vải nỉ bị xù lông, gây biến dạng vải.
Bạn nên ngâm các sản phẩm bằng vải nỉ vào dung dịch nước xà phòng từ 20 đến 30 phút để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, sau đó thì chỉ vò nhẹ nhàng.
Hạn chế tối đa giặt bằng máy vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất liệu của vải nỉ. Bạn có thể sử dụng thêm túi giặt để đảm bảo tuổi thọ của vải được lâu dài.
Thông qua bài viết trên, bạn đã biết đặc điểm, ứng dụng tiêu biểu của vải nỉ chưa nhỉ. Vải nỉ có rất nhiều ưu điểm và thông dụng, chắc chắn sẽ rất có ích cho cuộc sống của bạn.