Vải Nylon là gì? Tổng quan về chất liệu vải Nylon chi tiết
1. Vải Nylon là gì?
Vải nylon là loại nguyên liệu tổng hợp polyme từ dầu mỏ và than đá. Do không chứa thành phần hữu cơ nên nó còn được gọi là nhựa nhiệt dẻo hoặc polyamt aliphatic. Nylon được tạo ra bởi một quá trình gọi là trùng hợp (phản ứng trùng hợp ngưng tụ), trong đó các phân tử ngắn riêng lẻ tạo thành các đại phân tử chuỗi dài có khối lượng phân tử tương đối cao.
Trong quá trình trùng hợp, các chuỗi khổng lồ polyme tạo thành các nhóm amit. Chất này sau đó được đùn qua một ống quay - một thiết bị trông tương tự như vòi hoa sen có hàng chục lỗ nhỏ. Sau khi đùn qua trục quay, nylon ngay lập tức cứng lại thu được các sợi. Quá trình “kéo” sợi nylon này làm cho các phân tử polyme sắp xếp theo một cấu trúc song song, liên kết với nhau tạo thành vải nylon.
Mục đích ban đầu khi chế tạo vải Nylon với mục đích là để thay thế loại vải lụa, tuy nhiên sau đó chúng lại được xuất hiện với những vai trò là vật dụng đơn giản thường ngày như tất, bàn chải đánh răng…Về sau tính thương mại của vải nylon trở nên phổ biến hơn rất nhiều, và là một trong những chất liệu vải được nhiều người ưa chuộng bởi sở hữu những đặc trưng riêng biệt.
2. Nguồn gốc xuất xứ của vải Nylon:
Nylon ban đầu được phát triển bởi bởi một nhà nghiên cứu hóa học tên là Wallace H. Carothers làm việc cho Dupont vào đầu những năm 1920 và chính thức công bố tại Hội chợ Thế giới năm 1939. Nó được sản xuất sau một thời gian dài nghiên cứu nhằm phát triển một loại sợi mới có thể thay thế tơ tằm. Vào thời điểm đó, DuPont không có ý định sử dụng nylon cho các ứng dụng khoa học và công nghiệp, và mục đích chính của loại polymer mới này là dành cho dệt may.
Năm 1938, DuPont bắt đầu xây dựng một cơ sở sản xuất vải nylon ở Seaford, Delaware, có thể sản xuất tới 12 triệu pound sợi tổng hợp mỗi năm. Vào thời điểm chiến tranh bắt đầu, bông được sử dụng cho hơn 80% các ứng dụng dệt ở Hoa Kỳ, và hầu hết tất cả các loại hàng dệt khác đều được làm từ len.
Tuy nhiên, đến năm 1945, các loại sợi tổng hợp như nylon chiếm khoảng 25% thị phần dệt may. Thành công ấn tượng đầu tiên diễn ra tại các buổi trình diễn thời trang Paris năm 1955, trong đó ít nhất 14 chất liệu sợi tổng hợp nylon DuPont đã xuất hiện ở các bộ sưu tập của Coco Chanel, Jean Patou và Christian Dior.
Chiếc váy vải tuyn nylon trong bộ sưu tập của Dior năm 1958-1959
Loại vải này vẫn phổ biến trong suốt những năm 1940 và 1950, nylon và các loại vải dệt tổng hợp khác đã giảm dần mức độ phổ biến kể từ những năm 1970. Mặc dù ứng dụng của nylon trong hàng may mặc tiêu dùng đã giảm đi, nhưng họ polyme này ngày càng trở nên phổ biến cho các mục đích công nghiệp và khoa học.
3. Ưu điểm và nhược điểm của vải Nylon:
a, Ưu điểm của vải Nylon:
- Độ bền cao: Ưu điểm đầu tiên là vải có độ bền theo thời gian so với các loại khác như voan, lụa...Chúng không dễ bị rách và có khả năng chống mài mòn tuyệt vời.
- Nhẹ: Trọng lượng nhẹ nên những sản phẩm làm từ vải nylon luôn tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho người dùng.
- Bắt màu nhuộm tốt: Nhờ ưu điểm này nên vải nylon có độ chuẩn màu rất cao, bóng và mịn màng hơn so với vải từ các sợi nhân tạo khác. Vải bền màu, không bị ảnh hưởng hầu hết bởi các loại hóa chất, cồn, mồ hôi hoặc dầu.
- Nhanh khô: Một trong những ưu điểm của sợi tổng hợp là khả năng hút ẩm thấp nhưng lại rất nhanh khô, chịu được môi trường có độ ẩm cao.
- Khả năng kháng khuẩn: vải nylon có khả năng chống nấm mốc, nấm mốc, côn trùng và nấm, giúp bảo vệ sức khỏe của người dùng.
- Ít nhăn: Vải nylon là dòng vải hầu như ít khi bị nhăn so với các dòng vải khác và dễ trở lại trạng thái phẳng như ban đầu lại.
b, Nhược điểm của vải Nylon:
Bên cạnh những ưu điểm dễ nhận thấy của chất liệu vải Nylon như khả năng hút ẩm, chống nắng, bền màu, trọng lượng siêu nhẹ thì vải Nylon cũng sở hữu một số nhược điểm hạn chế như sau, các bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình cách vệ sinh và bảo quán chio phù hợp, giúp đảm bảo độ bền theo thời gian.
- Nylon có nhiệt độ nóng chảy cao (tan chảy ở khoảng 215oC – 260oC.) nhưng khi vượt quá điểm này, vải sẽ tan chảy. Nếu không cẩn thận lựa chọn đúng chế độ khi là có thể dẫn đến hỏng quần áo.
- Sử dụng quần áo nylon trong khi nấu ăn rất nguy hiểm vì vải nylon tan chảy nếu gặp lửa và sẽ dính vào cơ thể.
- Đặc tính hút ẩm kém của vải đôi khi khiến người tiêu dùng cảm thấy bí bách, đặc biệt trong các ngày hè. Bạn nên hạn chế sử dụng loại vải này khi làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc khi tham gia các hoạt động thể thao.
4. Ứng dụng của vải nylon
Thực sự đây là một chất liệu được ứng dụng vô cùng thông dụng bởi nó đáp ứng được rất nhiều nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau mà giá thành lại phải chăng.
- Vải nylon ứng dụng trong may mặc: Nhờ vào ưu điểm nổi bật về khả năng chống thấm nước, cản gió vải nylon được ứng dụng trong nhiều loại trang phục thể thao, áo khoác gió, giày leo núi, balo leo núi, túi ngủ...Một số thương hiệu đồ thể thao lớn cũng sử dụng vải nylon cho các sản phẩm của họ như Adidas, Nike, The North Face…
- Vải nylon may áo mưa: Cấu trúc phân tử dày đặc tạo cho nó khả năng chống thấm nước tuyệt vời nên được ứng dụng rộng rãi cho sản xuất các loại áo mưa.
- Vải nylon may đồ bơi: Những bộ đồ bơi làm từ vải thun nylon có bề mặt vải nhẹ và căng, độ co dãn tốt giúp người mặc thực hiện được các động tác bơi một cách dễ dàng, thoải mái. Giá thành của những bộ đồ bơi vải thun nylon cũng rất hợp lý với túi tiền của người tiêu dùng.
- Ứng dụng Vải nylon làm đồ nội thất: Đặc tính chống nước cùng độ sáng bóng, tươi sáng, bền màu người ta thường dùng vải nylon để sản xuất nhiều đồ dùng nội thất gia đình như rèm cửa, ga trải giường, khăn trải bàn, thảm trải sàn....
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
► Hotline: 0919636628 - 1900636628
► Website: https://may10.vn