Vải Organza Là Gì? [FULL] Thông Tin Về Vải Organza
Nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội, nên vải organza được sử dụng rất nhiều trong ngành thời trang. Hãy cùng MAY 10 khám phá những điều thú vị về loại vải này, để hiểu hơn về đặc điểm, ứng dụng và các bảo quản vải organza nhé.
Tìm hiểu vải organza là gì?
Vải là organza là một loại vải mỏng, được dệt trơn ban đầu từ lụa. Nhưng hiện nay, vải organza đã được dệt bằng nhiều loại sợi tổng hợp như là nylon hoặc là polyester. Chính nhờ thế nên vải organza có tính chất cứng hơn, thưa hơn và còn có thể nhìn xuyên thấu được. Organza hay còn có tên gọi khác là tơ sống, gồm 70% là sợi và 30% là chất keo.
Nguồn gốc ra đời của loại vải organza
Khu vực Đông Nam Á, gồm các nước Trung Quốc, Ấn Độ là nơi sản xuất vải organza nhiều nhất. LOại vải này ban đầu được đánh giá rất cao, nó đã giúp cho nền thương mại hình thành và phát triển đến nay. Trong những năm gần đây, vải organza được sản xuất nhiều ở các nhà máy dệt ở vùng lân cận sông Dương Tử, Chiết Giang, Trung Quốc. Còn sợi Organza thô thì được sản xuất nhiều ở vùng Bangalore của Ấn Độ. Sau đó organza được phân phối sử dụng ở trên toàn thế giới.
Các tính chất tiêu biểu của vải organza
Dưới đây là các tính chất vật lý và hóa học tiêu biểu của vải organza.
Tính chất vật lý: Vải organza thường mỏng nhẹ như không có chút trọng lượng nào, vô cùng mịn màng. Vải khá bền nhưng lại có độ co giãn không tốt. Bề mặt của organza có chút sáng móng và mờ bóng, chúng có thể làm từ nhiều sợi tổng hợp khác nhau.
Tính chất hóa học: Vải organza thường rất dễ cháy vì chúng nhạy cảm với nhiệt độ, khả năng thấm nước cũng rất kém.
Những ưu điểm và nhược điểm của vải organza
Cũng giống như những loại vải khác, organza có cả những ưu điểm và nhược điểm.
Ưu điểm
Không bị nhăn: Đây được đánh giá là một trong những ưu điểm sáng giá nhất của loại vải organza. Nó không hề bị nhăn ngay cả khi cố gắng xếp ngay ngắn. Nhờ đó mà tiết kiệm được thời gian giặt và ủi đồ.
Đa dạng về màu sắc và kiểu dáng: Vải organza có bảng màu vô cùng đa dạng, nhờ vậy mà nó phục vụ sản xuất được nhiều loại sản phẩm, từ váy dạ hội, váy ngắn, váy dài,... Màu sắc bắt mắt, cùng với sự óng ánh trên vải càng tăng thêm tính thẩm mỹ cho loại vải này.
Mềm mại và sang trọng: Bản chất của vải organza là nhẹ nhàng, mềm mại và bay bổng. Bạn cũng có thể lựa chọn họa tiết yêu thích trên vải organza. Tạo nên sự nhã nhặn, sang trọng cho người mặc.
Nhược điểm
Mỏng: Loại vải lụa organza thực chất rất chắc, bền và nhẹ nhưng cũng có một số loại lại quá mỏng. Nếu vải organza không có lớp lót bên trong thì khá hở hang. Nên bạn có thể may thêm một lớp vải để vừa có tính thẩm mỹ, vừa kín đáo hơn.
Hơn nữa vải organza khá dễ cháy, nên bạn cần chú ý khi sử dụng.
Khó thiết kế: Vải lụa thô organza khá trơn, nên khi thiết kế hoặc may vá sẽ có phần khó khăn. Chúng đòi hỏi người thiết kế có tay nghề cao, nên organza không được thông dụng như nhiều loại vải khác.
Các ứng dụng phổ biến của vải organza
Tuy không quá thông dụng, nhưng nó cũng có nhiều ưu điểm và được ứng dụng trong các ngành.
Trong trang trí, thiết kế
Với tính chất là mỏng và nhẹ nhàng, nên vải organza được ứng dụng nhiều trong việc trang trí và thiết kế. Các sản phẩm được may từ vải organza phổ biến như là đầm. váy sang trọng… Hơn nữa, organza cũng là sự lựa chọn hoàn hảo để tạo thành các loại rèm cửa.
Làm màn ngủ chống côn trùng từ vải organza
Vải organza có thể tạo được nhiều sản phẩm thời trang mà bạn mong muốn, từ phong cách đơn giản, thanh lịch cho đến sang trọng. Hơn nữa, loại vải organza này còn có thêm công dụng là làm màn ngủ chống côn trùng.
Áo dài từ vải organza
Nếu bạn là tín đồ yêu thích áo dài thì nhất định phải biết đến vải organza. Loại vải này mang đến những thiết kế áo dài thanh lịch, quyến rũ và cuốn hút. Hơn nữa, người mặc còn có cảm giác tự tin khi diện các thiết kế này.
Làm đồ handmade
Bên cạnh các ứng dụng trên, vải organza còn được dùng để làm các món đồ handmade như là cột tóc, cài tóc, vòng tay hoặc là phụ kiện trang trí.
Hướng dẫn cách bảo quản đồ từ vải organza
Để sử dụng các sản phẩm từ vải organza được đẹp và lâu bền nhất, hãy chú ý một số điều sau:
Không nên phơi vải organza trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời bởi nó sẽ làm biến chất, có thể phơi ở những nơi gió để nhanh khô.
Chỉ nên sử dụng các chất tẩy rửa có độ kiềm thấp khi giặt, để bảo vệ vải có chất lượng tốt nhất.
Không nên để sản phẩm từ vải organza ở những nơi ẩm ướt, nhiễm nước bởi chúng sẽ bị nhanh hỏng. Vậy nên bảo quản vải organza ở các nơi thoáng mát và khô thoáng.
Bạn vẫn có thể dùng máy giặt, nhưng nhớ cài đặt chế độ nhẹ nhàng, với nhiệt độ không cao hơn 40 độ.
Vải organza rất khó khăn, nhưng nếu bị nhăn bạn vẫn có thể dùng bàn ủi để là trong nhiệt độ thấp.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về loại vải organza. Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp, sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm, ứng dụng của vải organza.