Vải polymer là gì? Tìm hiểu từ A - Z về chất liệu vải polymer
Polymer được ví như là một chất liệu hiện đại hoàn hảo trong ngành công nghiệp may. Hãy cùng MAY 10 tìm hiểu vải polymer là gì? Cũng như biết thêm về đặc điểm và ứng dụng tiêu biểu của vải polymer trong bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm vải polymer là gì?
Vải polymer là một loại sợi tổng hợp, nó gần giống như một loại nhựa. Các sợi vải polymer được cấu tạo nhờ quá trình hóa học trùng hợp và có 4 dạng sợi cơ bản chính là sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament.
Tổng hợp các ưu điểm và nhược điểm của vải polymer
Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của vải polymer bạn nên biết.
Ưu điểm
Ít nhăn: Tính chất của loại vải này là rất ít nhăn, co dãn nên bạn không cần mất nhiều thời gian là ủi.
Dễ dàng vệ sinh: Chất liệu vải polymer bám bui rất ít, nên bạn cũng không cần vệ sinh thường xuyên.
Giá thành rẻ: Vải polymer được làm từ chất liệu tổng hợp và được sản xuất từ máy móc nên là giá thành của nó khá rẻ, phù hợp với đa số người tiêu dùng.
Đa dạng màu sắc: Các sợi polymer trong quá trình dệt kết hợp với một số chất hóa học nên vải dễ bám màu nhuộm. Chính nhờ điều này nên đã tạo được sự đa dạng và phong phú của các sản phẩm từ vải polymer.
Độ bền cao: Vải polymer được đánh giá cao về độ bền, dù là sử dụng sau thời gian lâu vẫn không bị bào mòn hoặc giãn.
Khả năng chống nước tốt: Chất liệu vải polymer có khả năng chống nước rất cao, bởi vì nó được dùng rất nhiều trong sản xuất áo mưa, các loại bạt, dù,...
Nhanh khô: Bởi vì vải polymer không thấm nước nên nó rất nhanh khô.
Nhược điểm
Chất liệu vải polymer 100% từ vật liệu tổng hợp, nó từ các sản phẩm dầu mỏ hoặc hóa chất.
Không thoáng khí: Với khả năng thoáng khí kém hơn nhiều so với các chất liệu vải cotton.
Có thể bị dị ứng: Loại vải polymer có thể làm người có làn da nhạy cảm bị dị ứng.
Các sản phẩm từ vải polymer cũng không chịu được nhiệt độ cao.
Vải polymer có khả năng hút ẩm thấp, nên người sử dụng sẽ cảm thấy khó chịu, nóng nực.
Vải polymer có khả năng phân hủy thấp vậy nên nó dễ làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nó cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
Những ứng dụng chính của vải polymer
Vải polymer được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề như là công nghiệp, may mặc,....
May mặc
Vải polymer là một chất liệu rất lý tưởng cho ngành may mặc, bởi vì nó có ưu điểm là độ bền và khả năng chống nhăn cực tốt. Vải polymer thường được dùng để sản xuất các loại trang phục thể thao sẽ pha thêm cotton để tăng khả năng thấm hút mồ hôi. Bên cạnh đó, vải polymer cũng rất thích hợp để may bạt, dù, áo mưa, vỏ bọc ngoài hành lý, túi đựng tài liệu,...
Công nghiệp
Vải polymer được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như là để sản xuất các loại vải công nghiệp, vật liệu cách điện,... Sợi vải polymer có ưu thế hơn các loại vải thông thường bởi khả năng không hút ấm, nên nó khó bám bụi. Hơn nữa, vải polymer còn rất dễ bắt màu nhuộm, không bị phân hủy bởi các nấm mốc.
Chăn ga
Chất liệu vải polymer cách nhiệt rất hiệu quả, nên nó được dùng nhiều để sản xuất chăn, ga, đệm,... Bên cạnh đó, chất liệu cũng được pha thêm sợi cotton để tăng khả năng thấm hút mồ hôi, người dùng cảm thấy dễ chịu hơn.
Vật dụng khác
Chất liệu vải polymer còn được ứng dụng để sản xuất nhiều đồ dùng khác như là vải bạt, áo mưa, dù, lều cắm trại, dây thừng, khẩu trang, balo thấm nước,...
Các lưu ý khi sử dụng vải polymer
Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng các sản phẩm từ chất liệu polymer.
Kiểm tra nhãn quần áo: Trên mỗi sản phẩm làm từ polymer, nhà sản xuất sẽ cung cấp hướng dẫn giặt, bạn tuân thủ theo sẽ giúp sản phẩm được bền đẹp lâu nhất.
Các sản phẩm từ vải polymer không cần là ủi thường xuyên, bởi nó có thể dễ dàng chống lại nếp nhăn.
Bạn cũng cần chú ý đến nhiệt độ giặt các sản phẩm từ chất polymer. Chỉ nên giặt nước ấm là tốt nhất, phải giặt sạch để tuổi thọ của vải được lâu nhất.
Không nên phơi vải polymer ở dưới nhiệt độ quá cao, dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Còn nếu là ủi đồ là chất vải polymer, chỉ nên dùng bàn là hơi nước.
Trên đây là những chia sẻ của MAY 10 đề đặc điểm, ứng dụng của vải polymer. Rất mong với các kiến thức này, bạn sẽ sử dụng vải polymer được đẹp, bền và tiện ích nhất.