Tìm hiểu các thông tin cơ bản về vải satin
Để kể tên các loại vải lâu đời, chắc chắn không thể bỏ qua vải satin. Loại vải này mang đến sự sang trọng, được rất nhiều người yêu thích. Hãy cùng MAY 10 tham khảo các đặc điểm, ứng dụng tiêu biểu của vải satin trong bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm vải satin là gì?
Vải satin hay còn có tên gọi khác là vải sa tanh, nó có sự liên quan mật thiết với vải lụa. Loại vải này có kỹ thuật dệt vân đoạn nên giúp cấu trúc sợi vải chặt chẽ hơn. Trước kia, vải satin thường được làm từ sợi tơ tằm, sợi cotton. Nhưng hiện nay, vải satin đã được sản xuất từ nhiều loại sợi tổng hợp, như là sợi polyester, sợi visco,... Bề mặt của vải satin có độ óng tự nhiên, không bám bụi nên được nhiều người yêu thích.
Các loại vải satin phổ biến
Dưới đây là các loại vải satin phổ biến nhất.
Satin Cotton
Trong thời kỳ cuối Phục hưng, phương pháp dệt satin đã mở rộng đến cả Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Anh và các thuộc địa của Mỹ. Vải satin ban đầu được làm từ sợi cotton mịn, thường là bông Ai Cập. Với ưu điểm là đứng form, bền đẹp và giá cả phải chăng.
Satin Lụa
Satin Lụa được tạo ra từ sợi tơ tằm thượng hạng, nó có độ óng tự nhiên vô cùng thu hút. Để có thể dệt được những thớ satin lụa cao cấp nhất, người sản xuất cần phải chọn lựa những sợi tơ tằm mềm và mỏng. Do đó, vải satin lụa có giá thành khá đắt đỏ, nó chủ yếu dùng cho may các sản phẩm cao cấp.
Bên cạnh hai loại vải satin chính trên, satin còn được chia thành rất nhiều các loại khác như là Vải satin duchess, Vải satin baronet, Vải satin antique, Vải satin charmeuse, Vải satin monroe, Vải satin messaline, Vải satin polyester,...
Các ưu điểm và nhược điểm nổi bật của vải satin
Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của vải satin bạn nên biết.
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên khiến nhiều người yêu thích vải satin chính là bề mặt của nó rất bóng đẹp, óng ả. Loại vải satin này cũng rất mềm mỏng, khi chạm tay vào chúng ta cảm nhận được sự mềm mại, an toàn với làn da. Hơn nữa, vải satin còn có khả năng điều hòa thân nhiệt tốt, thoáng mát và thấm hút mồ hôi vào mùa hè, giữ ấm tốt vào mùa đông. Vải satin có đa dạng màu sắc, bạn có thể thoải mái lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Nhược điểm
Vì bề mặt của vải satin khá trơn, do đó nó gây chút khó khăn trong luồn mũi kim trên sợi vải. Ngoài ra, loại vải này cũng khó giữ được nếp, dễ bị xước nếu tiếp xúc với các vật sắc nhọn. Do đó, khi giặt giũ các sản phẩm từ vải satin, bạn cần chú ý để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của chúng.
Bên cạnh đó, vải satin cũng rất dễ bắt lửa, nên bạn chú ý không để chúng ở những nơi có nhiệt độ quá cao. Cuối cùng, giá thành của vải satin khá cao so với các dòng vải thông thường khác trên thị trường.
Ứng dụng tiêu biểu của vải satin
Với các ưu điểm mà vải satin sở hữu, nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề.
Váy cưới: Từ những năm 1920 -1920, các sợi tổng hợp như Polyester, acetate, visco được phát minh và sử dụng rộng rãi. Khi đó, vải satin cũng trở nên thông dụng hơn rất nhiều. Đến năm 1800, vải satin được dùng rộng rãi trong may váy cưới, tạo nên những sản phẩm đẹp mắt và sang trọng.
Trang phục quần áo: Vải satin chủ yếu để may trang phục trong các sự kiện quan trọng như là đầm dạ hội, đầm khiêu vũ,... Bên cạnh đó, vải satin còn được dùng để làm các dây cột tóc, vải bọc mũ nón, khăn,...
Đồ lót: Vào cuối những năm 1800, vải satin đã được dùng nhiều để may đồ lót dành cho những người giàu có. Bởi chất liệu vải này tạo sự mềm mại và gợi cảm cho người mặc. Đến đầu những năm 1900, vải satin lại được dùng phổ biến để may áo lót, áo nịt ngực,...
Chăn ga gối: Nhờ vẻ ngoài đẹp óng ánh, khó bám bụi nên vải satin được sử dụng để may chăn ga gối đệm rất nhiều.
Nội thất: Chúng ta cũng có thể bắt gặp các sản phẩm nội thất được từ vải satin như là rèm cửa, bọc sofa, thảm trải bàn, bọc đèn,...
Hình 3: Vải satin được ứng dụng trong nhiều ngành nghề
Giá vải satin là bao nhiêu?
Nhiều người thắc mắc rằng, vải satin đẹp và sang trọng như vậy thì giá của nó có đắt không? Trước kia khi sản xuất vải satin, cần có số lượng lớn sợi tơ hoặc sợi cotton chất lượng, nên chi phí tốn kém độn giá thành lên cao. Nhưng ngày nay, vải satin đã được làm từ các sợi tổng hợp, nên giúp giá thành của nó phải chăng hơn. Vải satin có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào sợi vải. Nếu vải satin được làm từ sợi tơ tằm, sợi bông thì giá của nó cao hơn sợi tổng hợp. Thường thì 1 mét vải lụa satin có giá khoảng 100.000đ, còn vải cotton satin có giá từ 80.000đ – 120.000đ 1 mét.
Trên đây là những thông tin về vải satin chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng với các đặc điểm, tính chất và ứng dụng của vải satin, bạn sẽ sử dụng nó thật tiện ích nhất.