Vải Tafta Là Gì? [Từ A-Z] Thông Tin Về Vải Tafta
Vải tafta đang trở thành xu hướng thịnh hành trong ngành thời trang. Bạn có biết vải tafta là vải gì không nhỉ? Hãy cùng MAY 10 tham khảo bài viết dưới đây, để biết thêm các đặc điểm và ứng dụng của vải tafta nhé.
Vải tafta là vải gì?
Vải tafta tên đầy đủ trong tiếng Anh là Taffeta, nghĩa dịch ra là dệt xoắn. Thành phần chính để dệt nên lại vải này là sợi tơ tằm, sợi bông và thêm các sợi tơ nhân tạo. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin chính xác về nguồn gốc ra đời của vải tafta. Chỉ biết rằng vải tafta đã được sử dụng từ thế kỷ 15, đầu tiên tại hai quốc gia Ấn Độ và Ba Tư, sau đó mới đến nhiều quốc gia khác.
Vải tafta được đánh giá là có chất lượng cao cấp, được dùng để may áo choàng, áo cưới và nhiều sản phẩm khác. Vải tafta cũng được biến thành nhiều loại có đặc điểm khác nhau, như tafta lụa, tafta gấm hoặc tafta sợi nhân tạo. Nhiều người nhầm vải tafta với vải lụa, nhưng hoàn toàn không đúng. Vải tafta có độ cứng riêng, còn vải lụa thì mềm mịn, mỏng hơn.
Những đặc điểm tiêu biểu của vải tafta
Vải tafta sở hữu rất nhiều đặc điểm tiêu biểu, riêng biệt mà nhiều loại vải khác không có được:
Tafta được là từ các sợi xoăn chặt lại với nhau, nhìn thấy dày nhưng thực chất vải Tafta mỏng. Đặc biệt, các sản phẩm làm từ vải Tafta có form rất đẹp, không bị rủ.
Vải Tafta thường được ứng dụng để may các trang phục biểu diễn sân khấu, bởi nó có độ bóng đẹp, tính năng bắt sáng rất tốt. Chất liệu Tafta này khi kết hợp với bóng đèn, tạo nên cảm giác lộng lẫy, thu hút.
Vải Tafta thường tạo ra âm thanh khi chúng cọ sát với nhau, những tiếng sột soạt nhẹ không quá khó chịu.
Loại vải Tafta này cũng không hấp thụ độ ẩm tốt, nhưng khả năng giữ form dáng cực kỳ cao.
Phân loại vải Tafta phổ biến
Tùy thuộc vào nguyên liệu chính để dệt thì vải Tafta được chia thành các loại như sau:
Vải Tafta kim tuyến: Loại vải này mang đến một sự bắt mắt, kiêu sa, rất hợp để may thành các bộ váy cưới, dạ hội.
Vải Tafta phi: Chất liệu này được ứng dụng rất nhiều trong may đầm, hoặc áo sơ mi,...
Vải Tafta phi Nhật: Ưu điểm chính của loại vải này là có độ bóng tự nhiên, thu hút.
Vải Tafta Fine: Những trang phục may từ vải Vải Tafta Fine có ưu điểm tôn dáng cực đỉnh.
Vải Tafta bố: Chất liệu Tafta bố rất thông dụng, được dùng để chế tạo nhiều loại sản phẩm.
Ưu điểm và nhược điểm của loại vải Tafta
Cũng giống như nhiều loại vải khác, vải Tafta sở hữu cả những ưu điểm và nhược điểm.
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên của vải Tafta là không bị hoặc ít khi bị nhăn. Với quy trình dệt chắc tay nên đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, đặc biệt phù hợp khi may các bộ đồ công sở.
Hơn nữa, vải Tafta còn có ưu điểm là đa dạng màu sắc, họa tiết nổi trên vải độc đáo.
Với độ bóng mờ của vải Tafta, nên nó có khả năng bắt sáng cực tốt. Khi ánh sáng chiếu vào, sẽ giúp họa tiết được nổi bật, thu hút hơn.
Vải Tafta có độ cứng nhất định, nên khu may các sản phẩm đứng form rất đẹp. Cho nên khi diện các sản phẩm được may từ vải Tafta, sẽ giúp tôn dáng, sang trọng.
Với vải Tafta thì không bị bụi quá nhiều, nên giặt giũ rất dễ dàng. Không cần dùng đến chất tẩy rửa quá mạnh vẫn có thể sở hữu trang phục sạch sẽ.
Đặc biệt, giá thành của vải Tafta rất hợp lý, ai cũng có thể sở hữu được trang phục từ vải Tafta.
Nhược điểm
Nếu như thành phần trong vải Tafta pha sợi tổng hợp nhiều, khả năng thấm mồ hôi của nó sẽ không tốt.
Loại vải Tafta này cũng không có khả năng giữ nhiệt, nên chỉ phù hợp may các trang phục ngày hè mát mẻ hoặc xuân thu.
Một nhược điểm nữa của lại vải Tafta này là không co giãn. Do đó, bạn cần phải xác định rõ kích thước, size phù hợp để mua đồ không bị rộng hoặc chật.
Ứng dụng của vải Tafta
Với các ưu điểm nổi bật, nên vải Tafta được ứng dụng để may rất nhiều sản phẩm, trang phục:
Ứng dụng phổ biến nhất của vải Tafta chính là may các trang phục như váy cưới, đồ bộ, quần đùi, đầm dự tiệc,... Nó được các nhà thiết kế rất yêu thích bởi lên form dáng chuẩn, tạo nét đẹp lộng lẫy.
Làm lớp lót: Với ưu điểm là chống nhăn, nên vải Tafta cũng được dùng làm các lớp lót cho trang phục mùa đông.
May drap giường, gối: Vải Tafta là sự lựa chọn thích để may vỏ gối hay những chiếc drap giường, nó vừa mang đến cảm giác thoải mái lại còn dễ vệ sinh.
Trang trí nội thất: Nếu bạn muốn sở hữu những tấm Rèm cửa, khăn trải bàn, đồ trang trí bắt mắt thì không nên bỏ qua chất liệu Tafta.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đặc điểm và ứng dụng của vải Tafta. Hy vọng với các thông tin này, sẽ giúp bạn sở hữu những sản phẩm từ vải Tafta đẹp và chất lượng nhất.