Vải thô là gì? Tổng hợp mọi thông tin cần biết về vải thô
Vải thô là chất liệu được sử dụng để tạo ra rất nhiều các loại sản phẩm như là may mặc, trang trí nội thất, phụ kiện,... Hãy cùng MAY10 tìm hiểu về các đặc điểm thú vị và ứng dụng của vải thô trong bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm vải thô là gì?
Vải thô là loại vải được dệt từ các loại sợi tự nhiên, không phải có nguồn gốc nhân tạo. Một số nguyên liệu sợi như là sợi gai, sợi bông,... Hiện nay trên thị trường có hai loại vải thô mềm và vải thô mộc.
Loại vải thô mộc thì sợi của nó há thô và cứng, được sử dụng nhiều trong làm rèm cửa, ghế sofa,... Còn vải thô mềm có ưu điểm mềm mại, thoáng mát và chống nhăn hơn. Loại vải thô mềm được dùng nhiều trong sản xuất trang phục của con người. Bên cạnh đó, còn có vải thô lụa và thô cotton.
Quy trình để sản xuất ra vải thô
Để tạo thành được các tấm vải thô, cần phải trải qua quy trình như sau:
Đầu tiên là cần thu hoạch các nguyên liệu tự nhiên như lanh, bông, đay, gai để sản xuất thành sợi.
Sau đó trảo qua quá trình xử lý để loại bỏ hết hạt, tạp chất trước khi mang chúng đi dệt thành vải thô. Nếu nguyên liệu là sợi lanh, sau khi thu hoạch bằng tay thì cần chuyển đến nhà máy để chải.
Khi đã kéo thành sợi, sẽ mang đến công đoạn sản xuất vải. Để sản xuất vải thô thì dựa vào hai phương pháp chính là đan và dệt.
Tiếp đến là in họa tiết lên vải thô nếu cần.
Sau khi đã có tấm vải như ý sẽ được sử dụng để may các sản phẩm như là quần, balo, túi xách,...
Phân loại vải thô
Dưới đây là một số loại vải thô được sử dụng phổ biến:
Vải thô lụa: Loại vải này có độ mềm nhất định, khi chạm tay vào có cảm giác gần giống như vải lanh. Dù bạn vò tay mạnh thì vải thô lụa cũng không bị nhàu nát. Các sản phẩm từ vải thô lụa mang đến một vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng và tinh tế.
Vải thô mộc: Loại vải này cứng hơn vải thô lụa, rất thích hợp dùng để may áo sơ mi. Tùy vào độ dày, nó sẽ được chia thành vải thô mộc dày và vải thô mộc mỏng.
Vải thô Hàn Quốc: Chất liệu này có mẫu mã vô cùng đa dạng, giá thành cũng rẻ hơn các loại vải thô khác.
Vải thô đũi: Chất liệu này có các đặc điểm và ứng dụng cũng gần như vải đũi.
Vải thô cotton: Loại vải này quá quen thuộc trên thị trường, được sử dụng cả trong may mặc và nội thất.
Tổng hợp ưu điểm và nhược điểm của vải thô
Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của vải thô.
Ưu điểm
Dù bề mặt khá thô, nhưng loại vải này vẫn mang đến một sự mềm mại nhất định. DO đó, người mặc lên luôn có cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng và khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời.
Một ưu điểm của vải thô được nhiều người yêu thích chính là độ bền, nhờ độ cứng và dày của vải.
Vải thô cũng rất thân thiện với môi trường, bởi nguyên liệu làm ra chúng hoàn toàn từ tự nhiên. Dù trong quá trình sản xuất có thêm một số chất hóa học giúp nhuộm vải, nhưng vẫn rất thân thiện cho người sử dụng và an toàn với môi trường.
Loại vải thô này có khả năng ăn màu rất tốt, do đó có rất nhiều các mẫu mã, màu sắc thỏa mãn mọi nhu cầu của người dùng.
Nhược điểm
Vải thô thời xưa có độ dày và cứng khá đặc trưng. Nhưng ngày nay, trong sản xuất đã kết hợp với một số chất khác giúp vải thô trở nên phù hợp với nhiều người dùng hơn.
Cũng giống hầu hết các loại vải từ tự nhiên khác, vải thô khá dễ nhăn. Bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này, bởi chỉ cần là ủi nhẹ là nó sẽ quay lại hình dáng như ban đầu.
Lưu ý khi chọn chất liệu vải thô
Để sở hữu những sản phẩm từ vải thô chuẩn đẹp nhất, bạn nên lưu ý một số điều sau:
Kiểm tra độ nhăn của vải thô hàn: Vì tính chất của vải thô là dễ nhăn, nếu bạn vò mà không thấy nhăn chứng tỏ vải này đã được pha Polyester.
Hãy kiểm tra độ co giãn của vải bằng cách kéo theo 4 chiều, nếu bạn thấy vải co giãn kém thì là vải thô chất lượng.
Kiểm tra bằng cách sở qua bề mặt vải, nếu nó có độ khô và co kỳ, mát mịn thì là vải thô tốt.
Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản vải thô
Trong quá trình sử dụng vải thô, bạn cần chú ý các bảo quản để sử dụng các sản phẩm được đẹp và bền nhất.
Loại vải thô này bạn có thể giặt bằng tay hoặc là máy, nhưng sau đó cần phải là ủi để vải bớt nhăn.
Chỉ nên sử dụng loại bột giặt hoặc chất tẩy rửa trung tính, không nên dùng chất tẩy quá mạnh để vì sẽ làm bị bay màu vải.
Nếu có vết mực trên trên vải thô, bạn cũng có thể dùng cồn 90 độ đổ lên và dùng giấy mềm thấm của mực và cồn. Còn nếu vết mực quá đậm, bạn cần phải lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi hết hoàn toàn. Bạn có thể dễ dàng tìm được cồn 90 độ để vệ sinh cho các sản phẩm vải thô của mình.
Thông qua bài viết trên, bạn đã biết đặc điểm và ứng dụng của vải thô chưa nhỉ. Hy vọng với các kiến thức MAY 10 cung cấp, sẽ giúp bạn chọn được các sản phẩm từ vải thô đẹp và phù hợp nhất.