Vải thun là gì? Các đặc điểm và ứng dụng tiêu biểu của vải thun
Một trong những loại vải phổ biến, được nhiều người biết đến nhiều chính là vải thun. Vải thun không chỉ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang mà còn cả trong đồ nội thất,.. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng MAY 10 khám phá những đặc điểm về loại vải thun này nhé.
Khái niệm vải thun là gì?
Tên tiếng anh của vải thun là Spandex Fabric, đây là một loại sợi tổng hợp nhẹ. Loại vải này có độ đàn hồi, cùng khả năng thấm hút mồ hôi cao. Vải thun được tạo ra từ một chuỗi các chất tổng hợp, ví dụ như là cotton, Nylon, Polyester,... Thường thì chất liệu vải thun sẽ được dùng để may váy, đầm, áo đồng phục hoặc là đồ vật trang trí khác. Trên thị trường, vải thun nằm trong số các loại vải được nhiều người ưa chuộng nhất.
Nguồn gốc ra đời của vải thun
Bắt đầu từ thế chiến thứ 2, các nhà hóa học đã có ý tưởng mong muốn tạo ra một chất liệu vải vừa nhẹ, vừa mềm và đàn hồi tốt. Sau khoảng 10 năm nghiên cứu, các sợi vải thun đầu tiên đã được ra đời. Đến năm 1952, nhà hóa học này đã nhận được bằng sáng chế của Đức với sản phẩm mình đã tạo ra. Cho đến năm 1962, Du Pont - công ty sản xuất chất hóa học tại Mỹ đã bắt đầu sản xuất vải thun với quy mô lớn. Sau khoảng một thời gian thì công ty này đã dẫn đầu trên thế giới về sản xuất và kinh doanh vải thun.
Phân loại vải thun
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại vải thun, dưới đây là một số loại tiêu biểu.
Vải thun cotton
Đây được đánh giá là loại vải cao cấp nhất trong các loại vải thun. Bởi vì nó được làm hoàn toàn sợi bông, nên có thể khắc phục được các nhược điểm của loại vải này. Vải thun cotton rất mát, với khả năng thấm hút mồ hôi cao. Nhưng mà loại vải cotton này lại dễ bị nhăn, trong môi trường ẩm mốc dễ bị mục.Loại vải thun cotton này được dùng rất nhiều trong may quần áo trẻ em, thời trang nam, đồ lót, đồ thể thao,... Hoặc cũng có thể là các phụ kiện nội thất như gối, chăn, ga,...
Vải thun bamboo
Vải thun bamboo được làm từ bột giấy của cỏ tre, nhờ đó nên tính chất của nó mềm mịn như lụa. Cùng với khả năng hút ẩm tốt và khả năng chống tia cực tím, rất an toàn cho làn da người sử dụng.
Vải thun Poly
Vải thun Poly được làm từ 100 % từ Poly Etylen, do đó độ co giãn của nó không được đánh giá quá cao. Nhưng vải thun Poly lại ít bị nhàu, cùng độ bền tốt và giá thành cũng rẻ. Thường thì loại vải này được mày nhiều cho quần áo ở nhà, váy liền,...
Vải thun Nylon
Loại vải này có thành phần chính là Nylon, hoặc cũng có thể là pha thêm một số sợi thun nhằm tăng độ co giãn. Vải thun Nylon có độ bền rất tốt, nhưng khả năng thoát ẩm kém.
Vải thun lạnh
Phần đa các loại vải thun lạnh trên thị trường được dệt từ sợi tổng hợp là Polyester hoặc Nylon. Bên cạnh đó, cũng có thể pha thêm một lượng nhỏ Spandex để có thể tăng thêm độ mềm mịn và co giãn cho vải.
Vải thun Modal
Loại vải này có tính chất là bóng và mềm mịn, nó rất thích hợp để làm khăn choàng hoặc là khăn trải bàn. Ngoài ra, vải thun Modal còn có khả năng hút ẩm tốt, nên người sử dụng luôn có cảm giác mát mẻ.
Vải thun cá sấu
Ở Việt Nam, vải thun cá sấu được dùng rất phổ biến để may đồng phục. Ưu điểm của nó là bền đẹp, ít khi bị xù lông. Nên vải thun cá sấu được các đơn vị sử dụng rất nhiều, với đa dạng màu sắc.
Vải thun cát hàn
Thành phần của vải thun cát hàn bao gồm có 92% là Poly, 8% là Spandex. Loại vải này rất đa dạng về màu sắc và hoa văn, nhưng với thành phần chính là Poly nên đã phần nào hạn chế khả năng thoáng khí của chúng.
Vải thun da cá
Cũng giống như cái tên của nó, loại vải này có hình như vảy cá. Nó có ưu điểm là độ ma sát cực tốt, chống bai xù và thấm hút mồ hôi hiệu quả. Thành phần của vải thun da cá như sau Cotton và Spandex (thun), nó phù hợp may trang phục cho mọi lứa tuổi.
Vải thun gân
Vải thun gân được sản xuất bằng hai chất liệu chính là Ploy (92 - 95%) và Spandex (5 - 8%). Nhờ vậy nên loại vải thun gân này khá dài, độ bền cao và hơn nữa là ít khi bị nhăn.
Vải thun mè
Bề mặt của vải thun mè thường có những hạt nhỏ, nhờ vậy mà tăng khả năng thoáng khí tốt. Vải thun mè thường được sử dụng để may các bộ đồ thể thao, đầm váy,...
Các ưu điểm và nhược điểm của vải thun
Vải thun chứa rất nhiều ưu điểm, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhược điểm.
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến chính là khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Khi mặc các sản phẩm từ vải thun, chúng ta luôn có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.
Ngoài ra, vải thun còn độ co giãn tuyệt vời.
Các nhà thiết kế cực kỳ thích sử dụng vải thun, bởi vì nó dễ thiết kế thành nhiều các sản phẩm với mẫu mã khác nhau.
Độ bền cao cũng là một ưu điểm mà nhiều người đánh giá cao ở vải thun.
Các sản phẩm bằng vải thun bạn có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy, không cần bảo quản quá cầu kỳ.
Nhược điểm
Bên cạnh nhiều ưu điểm, vải thun cũng có nhược điểm là giá thành khá cao. Một số loại vải thun được đánh giá là dày, khả năng thấm hút mồ hôi bị hạn chế.
Các ứng dụng tiêu biểu của vải thun
Với những ưu điểm mà vải thun sở hữu, nó được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống.
Trong thời trang: Bởi vì ưu điểm thấm hút mồ hôi tốt, nên vải thun được dùng nhiều để may quần áo thể thao hoặc là những chiếc áo cộc đơn giản. Các đơn vị cũng rất yêu thích sử dụng vải thun để may đồng phục.
Trang trí nội thất: Vải thun còn được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm nội thất như là rèm cửa, khăn trải bàn, gối, đệm,...
Trên đây là những thông tin về đặc điểm và ứng dụng của vải thun chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn. Hy vọng với kiến thức MAY 10 chia sẻ, bạn sẽ sở hữu các sản phẩm từ vải thun đẹp, bền nhất.