[Chi tiết] Cách xử lý vải linen trước khi may đơn giản nhất
Vải linen rất được ưa chuộng để may trang phục, nhưng để có được sản phẩm hoàn hảo thì bạn cần xử lý trước khi tiến hành. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách xử lý vải linen trước khi may, giúp vải mềm, may dễ dàng nhất.
Hướng dẫn cách xử lý vải linen trước khi may
Có phải bạn đang thắc mắc về cách xử lý vải linen trước khi may, đó chính là cần làm mềm vải. Dưới đây là những cách giúp bạn làm mềm vải linen trước khi may.
Làm mềm vải bằng giấm
Có rất nhiều người dùng giấm để làm mềm vải linen trước khi may.
Bước 1: Bạn có thể ngâm giấm với tinh dầu hoặc là nước xả vải, để tạo mùi hương tốt cho đồ.
Bước 2: Nếu giặt đồ bằng máy thì thực hiện bước xả sau giặt lần đầu tiên. Còn nếu bạn giặt vải linen bằng tay thì hòa hỗn hợp này vào thau nước và ngâm đồ trong 30 phút..
Bước 3: Tiến hành xả vải với nước và phơi khô tự nhiên.
Làm vải mềm với giấm và baking soda
Baking soda có tác dụng làm mềm vải vô cùng hiệu quả, bằng cách bước sau đây.
Bước 1: Đầu tiên thì bạn cho baking soda vào trộn đều với hỗn hợp của giấm cùng với nước xả.
Bước 2: Bạn nên ngâm vải khoảng 30 phút nếu giặt bằng tay, còn dùng máy giặt thì cho vào ngăn đựng nước xả của máy giặt là được.
Bước 3: Tiếp đến là xả lại với nước và phơi khô.
Dùng muối, tinh dầu, baking soda để làm mềm vải
Một cách mà nhiều người hay dùng để làm mềm vải linen chính là sử dụng muối, tinh dầu, baking soda. Bạn có thể để hỗn hợp này ở trong ngăn nước xả của máy giặt. Chắc chắn vải linen sau khi được xử lý làm mềm xong sẽ dễ thiết kế và may hơn.
Làm mềm vải bằng nước xả vải
Cách thông dụng nhất để xử lý vải linen trước khi may chính là dùng nước xả vải. Bạn nên lựa chọn các loại vải có công thức mềm mại, cùng các hoạt chất làm mềm vải để mang đến tác dụng tốt nhất. Nhờ đó, khi thiết kế và may các sản phẩm từ vải linen thì bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn.
Lưu ý cần biết khi giặt và bảo quản vải linen
Để các sản phẩm từ vải linen luôn giữ được đẹp nhất, bạn cần biết một số lưu ý khi giặt.
Giặt vải linen cần lưu ý gì?
Khi giặt quần áo từ vải linen thì bạn nên đọc thông tin ở nhãn mác, bởi vì một số nguyên nhân sau.
Các sản phẩm từ vải linen có thể kết hợp với các màu nhuộm và chất liệu khác nhau. Do đó, những loại vải pha trộn này có thể có những yêu cầu đặc biệt trong quá trình bảo quản và giặt.
Với các sản phẩm sử dụng vải linen để khâu, lót hoặc trang trí thì phải giặt khô. Không nó sẽ tác động làm ảnh hưởng đến tổng thể trang phục của bạn.
Cách giặt đồ linen bằng máy
Bạn có thể giặt các sản phẩm từ vải linen như chăn gối, quần áo, rèm cửa bằng máy. Tuy nhiên bạn cần tách màu sắc ra giặt riêng, để tránh loang lổ màu, gây mất thẩm mỹ.
Sau một lần sử dụng thì vải linen có thể co vào hoặc là giãn ra. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên giặt các sản phẩm từ vải linen bằng nước lạnh và nước ấm vừa phải. Tuyệt đối không được giặt các sản phẩm từ vải linen bằng nước nóng trên 40 độ C. Đặc biệt với các bộ trang phục có nhiều màu sắc thì việc giặt mới nước lạnh sẽ hạn chế được việc phai màu.
Chỉ nên sử dụng các loại chất tẩy rửa nhẹ nhàng với vải linen, không nên dùng thuốc tẩy.
Cách giặt vải linen bằng tay
Với những quần áo dính nhiều vết bẩn, hoặc là đối với vải linen có kiểu dệt lỏng lẻo bạn nên giặt bằng tay.
Sử dụng nước ấm pha loãng, cùng với 1 thìa cà phê chất tẩy rửa nhẹ trong chậu.
Ngâm quần áo từ vải linen trong hỗn hợp đó khoảng 10 phút.
Sau đó dùng tay nhẹ nhàng di chuyển quần áo ở trong chậu, chú ý đến các vết bẩn cứng đầu. Bạn cần chú ý là không được xoắn vải hoặc chà xát vì điều này có thể làm hỏng sợi vải.
Bạn hãy lặp lại bước này cho đến khi quần áo đảm bảo sạch và xả lại với nước.
Cách bảo quản vải linen
Cách bảo quản cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ bền đẹp của vải linen.
Bạn chỉ nên ủi các đồ từ vải linen khi chúng chưa khô hẳn, ẩm khoảng 10% để đảm bảo sự mềm mại sau khi ủi.
Nên ủi mặt trái của quần áo trước, sau đó mới đến mặt phải để tránh trường hợp bị phai màu.
Bàn ủi điều chỉnh nhiệt độ nóng trung bình, không nên để quá cao sẽ làm co vải linen.
Để giữ quần áo từ vải linen luôn đúng form, bạn cần gấp cẩn thận hoặc là móc chúng lên.
Bảo quản quần áo từ vải linen ở nơi khô ráo, thoáng khí để tránh tình trạng nấm mốc, hôi hám.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách xử lý vải linen trước khi may. Rất mong rằng với các kiến thức này, sẽ giúp bạn sử dụng vải linen một cách hợp lý, hữu ích nhất.